Hạt mè

20/11/2013 03:00 GMT+7

Chuối nướng, chè trôi nước hay các món xào không thể dậy mùi nếu không có sự góp mặt của mè rang hay dầu mè.


Dầu mè - Ảnh: Shutterstock  

Cây mè là giống cây cho ra hạt có dầu. Hạt mè trắng (bóc vỏ) hay mè đen (nguyên vỏ) rất được người Trung Đông ưa chuộng và sử dụng thành bột để làm món tahini truyền thống. Người ta cũng sử dụng hạt mè rang, khô hoặc dầu ép.

Dầu mè là loại dầu đầu tiên được ép từ hạt có dầu mà con người biết đến. Hạt mè nguyên vỏ chứa rất nhiều khoáng chất như calcium, phốt pho, ma giê, sắt, kẽm, đồng và folat, thành phần chống ô xy hóa bảo vệ cơ thể khỏi hư tổn gây ra bởi các gốc tự do. Hạt mè là loại có hàm lượng lignan cao nhất trong họ hạt dầu. Đây là thành phần thực vật có vai trò gần giống với oestrogen.

Ngay cả khi hạt mè không được nghiền nát thì lignan cũng được cơ thể hấp thu và chuyển đổi một cách có hiệu quả. Sésamin, thành phần lignan chính từ mè, có những tính năng vượt trội như hạ cholesterol, hạ huyết áp, ổn định lipid máu. Với 400 mg/100 gr thì hạt mè cũng là hạt chứa nhiều phytosterol nhất, với cấu trúc gần với sản phẩm từ động vật, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Nhiều nước châu Mỹ đã bổ sung thêm phytosterol vào các sản phẩm như mứt, margarin, mayonnaise, nước xốt trộn salad, yaourt và cả nước ép trái cây. Tuy nhỏ li ti nhưng hạt mè lại có hàm lượng chất xơ không hòa tan rất cao, nên được đưa vào thực đơn cho những bệnh nhân ung thư ruột kết và chế độ ăn giảm cân bởi tính năng làm no nhanh.

Lưu ý: Hạt mè nằm trong danh sách thực phẩm có thể gây dị ứng da, hệ tiêu hóa và hô hấp.

Minh Quân

>> Sứt đầu mẻ trán" vì đường xấu
>> Dầu mè giảm huyết áp
>> Kinh doanh xăng dầu: "Mẹ lỗ, con lãi" để né thuế?
>> Nhai dầu mè chữa bách bệnh?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.